Tác động của đột biến ADN

.jpg)
Ở các người bệnh, trình tự Nucleotide CGG lặp lại hơn 200 lần trên gen FMR1
Người bệnh bị lặp lại số lượng CGG lớn dẫn đến tình trạng chậm nói, giao tiếp xã hội kém, thiểu năng trí tuệ, có hành vi hoạt động thái quá, hay lo lắng,… Trong các trường hợp số lượng lặp lại thấp hơn (Khoảng từ 55 – 200 lần lặp của các vị trí) thì hầu hết người đó sẽ bình thường bởi gen FMR1 nằm trên nhiễm sắc thể X. Những đột biến này có di truyền sang thế hệ sau.
Nếu một em bé thừa hưởng gen bất thường từ cả bố và mẹ thì em bé sẽ mắc bệnh tế bào hình liềm, một biến thể của hemoglobin ở người lớn gây ra bởi sự thay thế glutamic bằng valin (tế bào máu đỏ có hình trông như lưỡi liềm thay vì là hình tròn như bình thường). Nhừng người mắc hội chứng này thường bị thiếu máu, thường xuyên bị nhiễm trùng và đau đớn. Tỉ lệ những người mắc tình trạng này ở khoảng 1/500 theo số liệu thống kê ở người Mỹ gốc phi, từ 1000 – 4000 ở người Mỹ Latinh.
.jpg)

Nhừng người mắc hội chứng này thường bị thiếu máu, thường xuyên bị nhiễm trùng và đau đớn
Đột biến có thể do các yếu tố môi trường
Việc đột biến của ADN có vai trò như một công cụ tiến hóa, hỗ trợ phát triển những đặc điểm mới, tính cách mới hay thậm chí là một loài mới. Ở một góc nhìn rộng hơn, việc tích lũy nhiều đột biến theo một hướng hay sự tham gia củ gen theo một chương trình phát triển chịu trách nhiệm cho sự biệt hóa.
Chỉ có đột biến tế bào mầm đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa vì nó có di truyền sang những thế hệ sau. Đột biến xảy ra ngẫu nhiên và không diễn ra theo một nhu cầu tại một quần thể nhất định nào – Thông tin từ Understanding Evolution được công bố bởi Đại học California Museum of Paleontology.
Phần 1: https://gentis.vn/goc-nhin-can-canh-ve-adn-phan-1.html
Phần 2: https://gentis.vn/goc-nhin-can-canh-ve-adn-phan-2.html