Virus HPV (Human Papilloma Virus) là nguyên nhân chính gây nên Ung thư cổ tử cung. Mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 14 phụ nữ được phát hiện mắc mới Ung thư cổ tử cung và 7 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Song đây được coi Ung thư có thể dễ phòng ngừa nhất.

HPV là gì?

Virus HPV (human papillomavirus) là một loại virus gây u nhú ở người. HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và là nguyên nhân gây nên 99% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung (UTCTC).

Qua nghiên cứu hệ gen đã xác định có trên 100 tuýp HPV được chia thành 2 nhóm chính:

  • Tuýp HPV độc tính thấp. Phổ biến nhất là các tuýp HPV – 6, 11, 34, 40, 42 ít khi gây loạn sản, ung thư cổ tử cung,là nguyên nhân gây 90% chứng mụn cóc (sùi mào gà) ở bộ phận sinh dục.
  • Tuýp HPV độc tính cao. Phổ biến nhất là các tuýp HPV – 16, 18, 33, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68, là nguyên nhân gây 96% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung. Trong các type này, HPV-16 và HPV-18 là 2 loại có khả năng sinh ung cao nhất (chiếm trên 70%), các tuýp còn lại cũng có nguy cơ sinh ung thư nhưng với mức độ tổn thương nhẹ hơn chẳng hạn như loạn sản.

Là phụ nữ hiện đại nên hiểu về HPV

Đường lây truyền

Các virus HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục. Lây truyền qua tiếp xúc da với da, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể truyền vi rút HPV.

Tác động của HPV đến sức khoẻ

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) số liệu tháng 2/2019, năm 2018 trên thế giới có 570,000 người mắc HPV và có 300,000 người tử vong vì HPV.

Tại Việt Nam, UTCTC là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi 15 – 44. Mỗi ngày, Việt Nam có 14 phụ nữ mắc mới UTCTC và 7 ca tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.

(Theo báo cáo của Trung tâm thông tin HPV năm 2018)

Tầm soát ung thư cổ tử cung nhanh và dễ dàng chỉ cần gọi 1800 2010

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Để tầm soát ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả nhất cần sự phối hợp giữa hai phương pháp: PAP (E – Prep) và GenHPV. Cụ thể:

  • Đối với xét nghiệm Pap (E – Prep), mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của tế bào bất thường nào không.
  • Đối với xét nghiệm GenHPV , mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của các chủng HPV hay không.

Do có những nhiệm vụ riêng, mà hai phương pháp này không thay thể nhau, chúng bổ trợ nhau giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng cá thể bệnh nhân.

Để được tư vấn chi tiết về tầm soát ung thư cổ tử cung bạn chỉ cần gọi đến tổng đài miễn phí: 1800 2010.

Các bạn sẽ được hướng dẫn các bước rất đơn giản:

  • Đăng ký bộ lấy mẫu,
  • Tự lấy mẫu,
  • Gửi mẫu đến Trung tâm xét nghiệm GENTIS,
  • Chờ có kết quả có sau khoảng 2 ngày…

Thùy Anh

© Copyright 2024 - GENTIS – ADN, NIPT chuẩn Quốc tế Designed by Ci Digi Solutions