Xét nghiệm Thrombophilia di truyền Xét nghiệm Thrombophilia di truyền nhằm giúp bác sĩ xác định nguy cơ tăng đông do đột biến các yếu tố di truyền. Xét nghiệm Thrombophilia tại GENTIS phát hiện 6 đột biến (đồng hợp tử hoặc dị hợp tử) xảy ra trên 4 gen thường gặp bao gồm:
|
Nội dung chính
Liên quan giữa 4 yếu tố: V, II, MTHFR, PAI- 1 đến sảy thai liên tiếp
1. Đột biến trên gen mã hóa yếu tố V
Đột biến G1691A trên gen mã hóa yếu tố V (còn gọi là đột biến Factor V Leiden) là đột biến hay gặp và quan trọng nhất liên quan đến của huyết khối tĩnh mạch nguyên phát và tái phát trong thai kỳ. Đột biến này khiến cho quá trình yếu tố V bị bất hoạt bởi protein C trong quá trình đông máu xảy ra chậm hơn, khiến cho quá trình đông máu diễn ra liên tục trong thời gian dài hơn.
Dị hợp tử của đột biến này khiến cho nguy cơ đông máu tăng khoảng 5-10 lần, đối với trường hợp đồng hợp tử thì tăng cao 100 lần. Gần đây, một đột biến khác là A4070G trên gen F5 (còn gọi là đột biến Factor V R2) cũng được cho rằng có liên quan đến việc tăng nguy cơ đông máu.
2. Đột biến trên gen mã hóa yếu tố II
Khi gen prothrombin bị biến đổi, hàm lượng prothrombin – protein liên quan đến quá trình hình thành cục máu đông tăng lên dẫn đến tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch (VTE). Đột biến này chiếm 17% đối tượng phụ nữ mang thai có liên quan đến VTE. [3]
3. Đột biến trên gen MTHFR
Đột biến gen MTHFR sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng và tăng homocysteine, nguyên nhân gây ra cục máu đông và làm cứng thành mạch.
Bổ sung folate, vitamin B6, vitamin B12 giúp giảm nồng độ homocysteine trong máu qua đó giảm thiểu tỷ lệ mắc VTE [1]. Ngoài ra, bệnh nhân bị đột biến dị hợp tử hoặc đồng hợp tử MTHFR, acid folic gặp khó khăn khi chuyển hoá thành dạng folate – dạng hoạt động trong cơ thể, dẫn đến việc dư thừa acid folic nhưng lại thiếu hụt folate. Do đó, bệnh nhân mang đột biến MTHFR cần được tư vấn bổ sung dinh dưỡng hợp lý.
4. Đột biến trên gen PAI – 1
Mang thai là tình trạng tăng đông máu với hoạt động tiêu sợi huyết giảm dần, nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng chất ức chế hoạt hóa plasminogen loại 1 (PAI – 1).
PAI-1 ngăn chặn sự xâm lấn của phôi thai vào nội mạc tử cung. Các nghiên cứu ghi nhận PAI – 1 trong huyết tương ở nhóm sảy thai liên tiếp cao hơn so với phụ nữ mang thai khỏe mạnh. [5]
Một phân tích tổng hợp gần đây của Li et al. (2015) bao gồm 22 nghiên cứu với 4306 trường hợp và 3076 ca đối chứng cho thấy rằng đa hình PAI-1 4G/5G liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp (p = 0,0003), đặc biệt là trong phân nhóm da trắng (p <0,001). [6]
Khosravi và cộng sự (2014) tiếp tục phát hiện ra rằng tỷ lệ PAI-1 -675 4G/5G cao ở bệnh nhân sảy thai liên tiếp cũng như ở bệnh nhân thất bại chuyển phôi (p <0,001). [7]
Ghi nhận tại Trung tâm xét nghiệm di truyền GENTIS trên 1.121 bệnh nhân có tiền sử sảy thai, thai lưu liên tiếp có:
|
Tài liệu tham khảo:
- ACOG 2016 Fall Conference, Thrombophilia in Pregnancy
- Louise E. (2015), Thrombophilia and Pregnancy Complications, International Journal of Molecular Sciences
- Yvonne Dobbenga-Rhodes (2016), Shedding Light on Inherited Thrombophilias, DOI: 10.1097/JPN.0000000000000146
- Walid A., Abdulsamad W., Samer A., Faten M., Rami A. (2016), Association of Methylenetetrahydrofolate Reductase C677T and A1298C Gene Polymorphisms With Recurrent Pregnancy Loss in Syrian Women, Reproductive Sciences 1-5
- Yao Ye, Aurelia Vattai, Xi Zhang, Junyan Zhu (2017), Role of Plasminogen Activator Inhibitor Type 1 in Pathologies of Female Reproductive Diseases, International Journal of Molecular Sciences
- Li X., Liu Y., Zhang R., Tan J., Chen L., Liu Y. Meta-analysis of the association between plasminogen activator inhibitor-1 4G/5G polymorphism and recurrent pregnancy loss. Sci. Monit. Int. Med. J. Exp. Clin. Res. 2015;21:1051–1056. doi: 10.12659/MSM.892898.
- Khosravi F., Zarei S., Ahmadvand N., Akbarzadeh-Pasha Z., Savadi E., Zarnani A.H., Sadeghi M.R., Jeddi-Tehrani M. Association between plasminogen activator inhibitor 1 gene mutation and different subgroups of recurrent miscarriage and implantation failure. Assist. Reprod. Genet. 2014;31:121–124. doi: 10.1007/s10815-013-0125-8.