3 tháng đầu tiên là thời điểm vàng để cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho thai nhi, quyết định đến phát triển toàn diện của trẻ khi sinh ra và lớn lên, hạn chế các dị tật bẩm sinh không đang có.Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng và chú ý đến việc sử dụng thực đơn ằng ngày và các dưỡng chất bổ sung tốt nhất, hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho thai nhi. Hãy cũng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Vai trò của tăng cường chất dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong đó 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo. Bà bầu cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng cẩn thận, theo dõi cân nặng, uống bổ sung sắt, axit folic, đa vi chất theo khuyến nghị của các bác sĩ dinh dưỡng.
Bởi nguồn dinh dưỡng chính nuôi dưỡng bào thai là từ mẹ, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ nạp vào. Nguồn dinh dưỡng này sẽ theo máu, nuôi dưỡng thai nhi phát triển từng ngày. Cung cấp một lượng dinh dưỡng đủ, đúng sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, bảo vệ con, khiến con phát triển toàn vẹn.
3 tháng đầu thai nhi cũng là thời gian mà thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan tổ chức chính như tủy sống, não, tim, phổi, gan… nên vai trò của việc tăng cường chất dinh dưỡng thời kỳ này là rất quan trọng. Bởi vậy dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tối đa tình trạng nghén là điều mẹ bầu cần làm để đạt được mục tiêu tăng 1-2 cân trong 3 tháng đầu mang bầu.
Vai trọ quan trọng của vitamin, khoáng chất đối với thai nhi trong 3 tháng đầu?
3 tháng đầu người mẹ cần đạt mục tiêu tăng 1-2 kg, đối với bà bầu béo phì thì không khuyến khích tăng cân, tránh những ảnh hưởng đáng tiếc sau này.
Thời gian đầu thai kỳ, cơ thể sẽ phải đối mặt với những thay đổi nhất định về sinh lý để thích nghi với việc có em bé.
Đây là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng của thai nhi. Bởi vậy người mẹ không thể cung cấp thiếu chất đạm.
- Bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày
- Thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai, đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
- Bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày
- Sắt có chức năng tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu ở mẹ, bởi vậy cần bổ sung đủ sắt thông qua các thực phẩm như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt…
- Bổ sung canxi
- Canxi giúp hình thành xương, răng cho thai nhi, thai phụ cần chú ý bổ sung canxi trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho thai nhi. Nếu không đủ canxi trong thời kỳ này, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương, bé bị còi trong bụng mẹ và sinh ra có nguy cơ còi xương.
- Bổ sung axit folic
- Acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung qua thực phẩm như các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan… Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng viên uống cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ tùy vào tình trạng.
- Vitamin D, C hỗ trợ hấp thu canxi cho mẹ và bé
- Bà bầu hoàn toàn có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D nhằm góp phần phát triển hệ xương cho thai nhi, hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn.
- Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ khớp, mạch máu cho bào thai 3 tháng đầu, tạo bánh nhau vững chắc, tăng cường sức đề kháng. Bà bầu có thể ăn các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt… giàu vitamin C.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ nhất
Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Trong tháng đầu mang thai, bà mẹ nên ăn:
- Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
- Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
- Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
- Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
- Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, quá ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!
Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống axit folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2
Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều mẹ bầu cần phải biết. Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc đôi khi chỉ cần 0,4kg -1,7kg cũng khá ổn, bởi nhiều mẹ vì sự “tra tấn” của chứng ốm nghén, lại bị sút vài cân.
Về vấn đề ăn cho cả hai, mẹ nên định rõ lại quan điểm. Không phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.
Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. Axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3
Trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể chuyện ăn uống không phải đề tài yêu thích của bà bầu bởi tác dụng phụ của buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ. Tuy nhiên, một khi đã bước qua tháng thứ 3, tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn.
Cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén đang giảm đi trông thấy. Nếu 2 tháng trước vẫn chưa ăn đúng cho lắm, không sao, bạn có thể cho vào quỹ đạo từ bây giờ.
Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4- 1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg. Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 này như sau:
- Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
- Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.
- Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.
Lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Bên cạnh việc biết chế độ dinh dưỡng đúng, đủ cho bà bầu 3 tháng đầu, thì cần chú ý thêm một số điều trong thời gian này. Cụ thể:
- Chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ.
- Lựa chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, ăn tinh bột kết hợp protein từ thịt, kết hợp uống sữa ít béo, ít đường vào các buổi sáng tối, hoặc các chế phẩm từ sữa.
- Uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn, không nên uống nước trong bữa ăn.
- Tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo để hạn chế tình trạng nghén.
- Bổ sung các thực phẩm giàu axit folic tự nhiên từ rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…
- Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tái, trứng sống…
- Ăn nhẹ các bữa giàu cacbohydrat khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô ít đường.
- Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
- Uống ít nhất 8 cốc nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày, hoặc bổ sung thêm từ trái cây tươi, canh, súp trong các bữa ăn.
Thực đơn bữa sáng cho bà bầu 3 tháng đầu
Bữa sáng (Thường vào lúc 7 giờ, bữa phụ lúc 9 giờ 30)
Thực đơn cho thứ 2
Bữa chính:
- Trứng
- Chuối
- Phở
- Nước dừa
Bữa phụ: Ngô
Thực đơn cho thứ 3
Bữa chính:
- Trứng
- Ổi
- Cháo
- Nước mía
Bữa phụ: Khoai
Thực đơn cho thứ 4
Bữa chính:
- Táo
- Xôi
- Nước cam
Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa
Thực đơn cho thứ 5
Bữa chính:
- Trứng
- Chuối
- Bánh mỳ kẹp
- Nước dừa
Bữa phụ: Cháo gà
Thực đơn cho thứ 6
Bữa chính:
- Trứng vịt lộn
- Kiwi
- Bánh bao
- Nước mía
Bữa phụ: Bánh bao kim sa
Thực đơn cho thứ 7
Bữa chính:
- Chuối
- Ngũ cốc
- Nước ép bưởi
Bữa phụ: Cháo ruốc
Thực đơn cho Chủ nhật
Bữa chính:
- Táo
- Phở
- Nước dâu
Bữa phụ: Bánh kim chi + sữa chua
Nên uống gì khi mang thai 3 tháng đầu
Các vitamin và yếu tố vi lượng đóng vai trò rất quan trọng đối với thai kỳ. Hiện nay, việc sử dụng các loại viên uống, bổ sung vitamin khi mang thai đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, bà bầu chỉ nên bổ sung đúng liều lượng và theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Với mỗi loại vitamin bổ sung cho bà bầu cần có liều lượng cụ thể. Quá liều lượng khuyến cáo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng đến thai nhi.
Acid folic
Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống axit folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.
Nhu cầu acid folic trong thai kỳ là 0,4 mg (400 mcg) mỗi ngày. Nếu thai phụ đã có tiền sử sinh em bé có dị tật ống thần kinh thì cần bổ sung lượng acid folic lớn hơn 0,4 mg/ngày ( 800 mcg). Đặc biệt, mẹ nên bổ sung acid folic 1 tháng trước khi có kế hoạch mang thai và trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.
Việc sử dụng quá nhiều acid folic có thể làm che dấu đi các dấu hiệu của bệnh thiếu vitamin B12.
Sắt
Nhu cầu sắt nguyên tố là 30 – 60 mg/ngày – gấp đôi nhu cầu sắt của một người không mang thai. Vì vậy, các thai phụ cần phải được bổ sung sắt qua viên uống và chế độ ăn giàu chất sắt. Theo đó, để cơ thể hấp thu sắt được tốt thì mẹ bầu cần bổ sung thêm một lượng lớn vitamin C. Mẹ bầu nên ăn thức ăn giàu vitamin C cùng với thức ăn giàu sắt để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Các thức ăn chứa sắt cao như các loại thịt đỏ, gia cầm, cá, đậu hũ, cải bó xôi, trái cây khô, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều và đậu phộng.
Tuy rằng rất quan trọng nhưng việc dung nạp quá liều sắt có thể gây táo bón, buồn nôn, nôn, kích thích tiêu hóa, phân và nước tiểu sẫm màu.
Canxi
Nhu cầu canxi mỗi ngày là 1000 -1500mg/ngày, nhiều hơn 40% so với nhu cầu của một người trưởng thành. Vì vậy, trong thai kỳ các thai phụ thường được bổ sung thêm viên canxi uống ở vùng có chế độ ăn chứa canxi thấp. Theo đó, mẹ bầu nên sử dụng canxi có dạng muối canxi cacbonat hoặc canxi citrat để cơ thể hấp thu tốt nhất. Tuyệt đối, mẹ không sử dụng bột canxi từ vỏ sò hay bột xương, vì nguy cơ nhiễm chì và các hóa chất độc hại khác rất cao. Các thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, bơ, yogurt, cá hồi, cá sardine đóng hộp, rau bó xôi, bông cải xanh, các loại hạt, cam và các loại nước ép khác.
Việc sử dụng quá liều canxi có thể gây ra những tác dụng phụ khó chịu như: đầy hơi, táo bón. Đặc biệt, nếu cơ thể không hấp thu được hết lượng canxi nạp vào, một phần sẽ tự đào thải ra ngoài và có thể gây thêm áp lực cho dạ dày cũng như hệ tiết niệu. Đối với thai nhi, nếu dư thừa canxi cũng ảnh hưởng không tốt cho bé.
DHA
DHA có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và thị giác của thai nhi. Theo đó, bà bầu cần cung cấp 200 -300mg DHA mỗi ngày.
Hiện nay chưa có khuyến cáo về việc quá liều DHA gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ có thể yên tâm bổ sung DHA, nhưng tốt nhất nên tham khảo liều lượng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
Vitamin A
Nhu cầu vitamin A được khuyến cáo trong thai kỳ là 800 mcg RE/ngày (RE: retinol equivalent). Phụ nữ mang thai: trung bình là 1.232 đơn vị (đv)/ngày và mức khuyến cáo an toàn là 2.664 đv (IU)/ngày. Nguồn cung cấp vitamin A chủ yếu trong rau củ như: cà rốt, đu đủ, bí ngô, gan, dầu cá và các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai.
Tuy rằng rất quan trọng nhưng vitamin A cũng có thể gây độc cho mẹ và thai nhi khi hàm lượng đưa vào cơ thể vượt quá 10.000 IU/ngày. Vitamin A liều cao có thể gây dị tật nặng về xương, tim, não, đầu mặt cho thai nhi.
Iod
Nhu cầu khuyến nghị Iod ở phụ nữ có thai là 220 mcg/ngày. Việc bổ sung quá liều sẽ gây ra các triệu chứng dư thừa iốt thường gặp như: buồn nôn, đau bụng, sổ mũi, đau đầu và tiêu chảy.
Magie
Nhu cầu cần bổ sung magie hàng ngày cho phụ nữ có thai và cho con bú khoảng 400 mg/ ngày. Tác dụng phụ Magie trong thai kỳ có thể gây buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Rõ ràng, việc sử dụng các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu đem lại tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng khuyến cáo có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, mẹ bầu chỉ nên bổ sung theo đúng hàm lượng được khuyến cáo kết hợp với việc duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mang thai, hoạt động thể chất nhẹ nhàng để cơ thể hấp thu tốt nhất.
Uống sữa
- Bổ sung canxi và vitamin D giúp làm chắc khỏe xương cho mẹ bầu và hình thành xương cho thai nhi.
- Bổ sung DHA, cholin, taurin: tốt cho hệ thần kinh và bộ não đang hình thành của thai nhi, giúp thai nhi sinh ra có trí não phát triển.
- Bổ sung protein: giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể bà bầu 3 tháng đầu.
- Bổ sung chất sắt: giúp hỗ trợ vào quá trình tạo máu cho cơ thể bởi vì đây là giai đoạn bà bầu cần lượng máu lớn để nuôi bào thai đang lớn.
Mỗi loại sữa sẽ cung cấp thêm những dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe bà bầu. Dưới đây là một số gợi ý sữa cũng tác dụng nổi trội, mà mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống trong suốt thai kỳ
- Sữa đậu nành: Bổ sung acid folic và vitamin B1 ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi; chất xơ giúp giảm táo bón thai kỳ; omega-3 tốt cho hệ tim mạch.
- Sữa óc chó: Bổ sung vitamin E dạng gamma-tocopherol giúp chống viêm, chống lại hoạt động của các gốc oxy hóa tốt cho làn da mẹ bầu; axit alpha-linolenic tốt cho tim mạch của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
- Sữa hạnh nhân: Bổ sung vitamin E tốt làm cấp ẩm cho làn da bà bầu hay bị sần sùi trong 3 tháng đầu; vitamin D, canxi tốt cho xương và răng mẹ bầu.
- Sữa yến mạch: Bổ sung nhiều chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón thai kỳ cho bà bầu trong 3 tháng đầu.
- Sữa dê: Bổ sung nhiều vitamin A dễ hấp thụ cho cơ thể bà bầu có tác dụng tốt đối với quá trình hình thành mắt và các bộ phận khác của thai nhi.
- Sữa bò: Bổ sung nhiều acid amin tốt cho hình thành tế bào cấu thành nên cơ thể thai nhi, vitamin D giúp giảm tình trạng tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.
- Sữa tươi không đường tách béo: Cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có khả năng hạn chế tăng cân trong thai kỳ.
Hướng dẫn uống sữa đúng cách cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Dù rằng, sữa chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất cho cơ thể, nhưng không phải tất cả các loại sữa đều phù hợp với bà bầu trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Hoặc, không phải bà bầu uống muốn uống lúc nào hoặc hàm lượng nào cũng được. Vì vậy, mặc dù bà bầu 3 tháng đầu nên uống sữa tuy nhiên nên chú ý những lưu ý sau khi uống sữa để nhận được lợi ích mong muốn.
- Hàm lượng: 1 ly sữa 250ml/lần
- Tần suất: 3 lần/ngày
- Thời gian uống: Uống nhiều thời điểm trong ngày trừ trước khi đi ngủ để tránh bị tiểu đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng cân. Mẹ bầu cũng nên tránh thời điểm trước khi ăn để tránh
- bị cảm giác no, không muốn ăn.
- Loại sữa nên uống: Sữa ít đường/không đường
- Cách pha: Sử dụng nước ấm vừa, không nên quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm giảm chất dinh dưỡng của sữa, gây rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý khi uống sữa 3 tháng đầu thai kỳ
- Nếu mẹ bầu cảm thấy khó uống hết 1 cốc sữa 250ml trong 1 lần thì có thể chia nhỏ thành nhiều lần để uống.
- Mẹ bầu nên chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu cơ thể và sở thích, không nên ép bản thân uống loại sữa mình không thích.
- Mẹ bầu có thể kết hợp thêm với bánh mì, bánh quy, ngũ cốc, trái cây khô,…
- Mẹ bầu nên tránh các loại sữa thanh trùng vì dễ bị lên men sau 2 – 3 ngày, có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao không tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu.
Uống nước mía
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên uống nước gì? Nước mía chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin cần cho cơ thể bà bầu giai đoạn này. Vì vậy đây là một trong những loại nước uống bà bầu nên bổ sung
Uống nước mía trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ mang lại lợi ích sau:
- Giảm tình trạng nghén: Mía có vị ngọt thanh giúp kích thích vị giác của bà bầu, giúp bà bầu quên đi tình trạng ốm nghén = khó chịu do cảm giác buồn nôn và nôn.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Mía là một nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên cho cơ thể nhờ thành phần protein, đường và tinh bột.
- Làm đẹp da: Acid folic và AHA có tác dụng làm sáng da, giảm mụn cho làn da của bà bầu trong 3 tháng đầu bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên của hormone estrogen.
- Tăng cường sức đề kháng: Hoạt chất flavonoid và phenolic trong nước mía có khả năng tăng cường sức đề kháng cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu.
Hướng dẫn uống nước mía đúng cách
Bầu 3 tháng đầu nên uống nước mia, tuy nhiên nước mía chỉ phát huy tác dụng tốt nếu mẹ bầu biết uống đúng cách như sau:
- Hàm lượng: 400ml/ngày
- Tần suất: 1 – 2 lần/tuần
- Thời gian uống: Sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ, tránh uống trước bữa ăn vì gây cảm giác no, giảm hấp thu đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể qua thức ăn.
Lưu ý khi uống nước mía dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- Mẹ bầu không nên uống nước mía lạnh (bảo quản trong tủ lạnh hoặc bỏ thêm đá lạnh) vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa.
- Mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước mía vì lượng đường trong mía có thể làm tăng nồng độ đường trong máu, gây tiểu đường thai kỳ.
- Nếu mẹ bầu có triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày mà muốn dùng nước mía để giảm nghén thì chỉ nên sử dụng mỗi lần một ít.
Uống nước lọc
Mặc dù trong nước lọc không chứa các dưỡng chất hay vitamin, nhưng nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể bà bầu trong 3 tháng đầu.
Một số lợi ích tiêu biểu của nước lọc có thể kể đến như sau:
- Hỗ trợ vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể
- Giảm khô miệng, đắng miệng, ợ chua, ợ hơi vì nôn do tình trạng ốm nghén.
- Điều hòa thân nhiệt và làm mát cơ thể vì 3 tháng đầu là giai đoạn bà bầu hay bị bốc hỏa do lượng máu tăng lên, tăng tiếp xúc với da và tỏa nhiệt qua da.
- Duy trì lượng nước ối để thai nhi phát triển bình thường.
- Cấp ẩm cho làn da vì giai đoạn này hormone estrogen tăng lên khiến da bà bầu bị nổi mụn, sần sùi, sạm,…
- Thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình đào thải các độc tố từ thức ăn và môi trường.
- Nước lọc tốt cho sức khỏe bà bầu trong không chỉ 3 tháng đầu mà cả suốt thai kỳ
- Bầu 3 tháng đầu nên uống nước lọc tốt cho sức khỏe bà bầu trong không chỉ 3 tháng đầu mà cả suốt thai kỳ
Hướng dẫn uống nước lọc đúng cách
- Hàm lượng: Từ 2 – 2,3 lít nước/ngày
- Thời điểm uống: Bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt nên uống khi mới ngủ dậy và không nên uống nước trước khi đi ngủ.
- Tần suất: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống nước nhiều lần trong ngày
Lưu ý khi uống nước lọc dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- Mẹ bầu nên uống nước đã được đun sôi, nước lọc, nước tinh khiết để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và thai nhi.
- Mẹ bầu không nên uống khi cảm thấy khát vì lúc đó cơ thể báo hiệu bị thiếu nước cho các hoạt động sống nên bên.
Uống sinh tố hoa quả
Sinh tố hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe của bà bầu trong 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, uống sinh tố cũng là một cách bổ sung thêm nước cho cơ thể.
- Mẹ bầu có thể kết hợp kiwi và bơ để làm sinh tốt
- Mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống mãng cầu sinh tố rất tốt cho cả mẹ và thai nhi
Lợi ích của sinh tố hoa quả đối với bà bầu 3 tháng đầu
- Đa số các loại quả mà bà bầu có thể ăn được trong 3 tháng đầu thai kỳ thường có một vài các thành phần như: canxi, photpho, magie, kali, kẽm, nhóm folate, acid amin, vitamin A, nhóm các vitamin B, vitamin C, vitamin A, vitamin E,…
- Sinh tố hoa quả có nhiều lợi ích cho bà bầu 3 tháng đầu như như: tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa dị tật thai nhi,…
Hướng dẫn cách uống sinh tố hoa quả cho bà bầu 3 tháng đầu
Mỗi loại sinh tố sẽ có những yêu cầu về hàm lượng, tần suất và thời gian uống không giống nhau. Do vậy, mẹ bầu nên tìm hiểu về từng loại quả mà mình muốn làm sinh tố để sử dụng đúng cách.
Các loại sinh tố mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống như:
- Sinh tố bơ/bơ + chuối/chuối + táo
- Sinh tố dâu tây
- Sinh tố việt quất
- Sinh tố dâu tây sữa chua
- Sinh tố cam + chuối
- Sinh tố táo
- Sinh tố kiwi
- Sinh tố xoài
Uống nước ép trái cây, rau củ
Uống nước ép trái cây và rau củ cũng là một cách giúp bà bầu bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể dễ dàng hơn. Bởi vì trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu có cảm giác chán ăn, sợ mùi thức ăn do tình trạng ốm nghén thai kỳ. Các nước ép trái cây, rau củ có lợi ích:
Cũng giống như sinh tố, các loại rau củ cũng có nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, kali, kẽm, vitamin A, B, E, D, E,…
Cách uống nước ép rau củ cho bà bầu cần phụ thuộc vào đặc điểm của các loại rau củ. Mẹ bầu có thể bổ sung đa dạng các loại nước ép rau củ mỗi ngày như một cách bổ sung thêm nước cho cơ thể.
- Bà bầu uống nước ép cam để bổ sung vitamin C tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu 3 tháng đầu
- Bà bầu uống nước ép cam để bổ sung vitamin C tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu 3 tháng đầu
Những loại nước ép rau củ mà bà bầu nên uống trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất như:
- Nước ép cam
- Nước ép táo
- Nước ép bưởi
- Nước ép củ cải đường
- Nước ép kiwi
- Nước ép dâu
- Nước ép ổi
- Nước ép cà rốt
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu vào con không vào mẹ
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất
Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường phải trải qua cơn ốm nghén. Chính vì vậy, chế độ ăn của mẹ bầu cần ưu tiên các thực phẩm chứa tinh bột để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Ngoài ra, những thực phẩm giàu chất đạm, vitamin và khoáng chất cũng quan trọng không kém. Trong đó, acid folic là vi chất vô cùng quan trọng trong thai kỳ để dự phòng các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Mẹ bầu cần bổ sung acid folic từ 3 tháng trước khi mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ.
Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung, cũng như cách dùng hiệu quả để “ăn vào con, không vào mẹ”:
- Trứng: 3 – 4 quả/tuần
- Sữa bầu bổ sung GA và DHA: 2 – 3 ly sữa/ngày
- Thịt nạc: Thịt gà, thịt lợn, thịt bò. Luân phiên 2 – 3 bữa mỗi tuần. Ngoài ra, mẹ có thể đa dạng khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách thay thế các loại hải sản như cua, ghẹ, ngao, trùng trục, trai,…
- Cá hồi: Mỗi tuần 2 – 3 bữa. Mẹ có thể nấu cháo hoặc áp chảo
- Các loại rau xanh: Mẹ nên ăn rau xanh trong mỗi bữa ăn để ngăn ngừa nguy cơ táo bón
- Ngũ cốc nguyên cám: Mẹ có thể sử dụng các loại hạt đã được xay mịn, vừa pha uống tiện lợi lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai
Trong 3 tháng tiếp theo, mẹ bầu nên chú trọng đến việc bổ sung canxi và sắt. Ngoài hấp thu từ chế độ ăn hàng ngày, mẹ có thể bổ sung thêm những vi chất này từ thực phẩm chức năng để đáp ứng nhu cầu cần thiết.
Thực đơn ăn vào con không vào mẹ trong giai đoạn này tuyệt đối không được bỏ qua những thực phẩm sau:
- Các loại rau củ nhiều màu sắc
- Trái cây tươi
- Sữa chua
- Ngũ cốc
- Trứng gà
- Sữa bầu bổ sung Probiotic DR10
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, cân nặng của thai nhi có xu hướng tăng “vùn vụt”. Vì vậy, mẹ bầu có thể uống thêm sữa và ăn nhiều các thực phẩm tinh bột. Để các dưỡng chất vào con, không vào mẹ, bạn nên bổ sung thêm nước và hoa quả để hạn chế nguy cơ phù nề vào những tháng cuối.
Những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ cần bổ sung trong giai đoạn này là:
- Các loại đậu
- Rau xanh và trái cây
- Thịt nạc
- Trứng vịt lộn
- Trứng gà
- Sữa bầu bổ sung DHA và GA
Gợi ý thực đơn ăn vào con không vào mẹ
Thực đơn 1
- Bữa sáng: Bánh bao trứng muối, nước cam
- Bữa trưa: Hao hẹ xào, giò lợn kho kim chi, canh măng chua cá rô phi, sapoche
- Bữa tối: Củ đậu xào thịt ba chỉ, canh cải bắp nấu tôm, cá bống dừa kho cà chua, sinh tố mãng cầu xiêm
Thực đơn 2
- Bữa sáng: Phở bò viên, trà hoa cúc
- Bữa trưa: Cải ngọt xào gan lợn, canh cua nấu bí xanh, thịt lợn kho đậu phộng, chè đậu đỏ nước cốt dừa
- Bữa tối: Đậu rồng xào tỏi, canh mồng tơi nấu tôm khô, đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua, dưa hấu
Thực đơn 3
- Bữa sáng: Nui xào thịt xá xíu, sữa đậu nành
- Bữa trưa: Cải chua xào, canh sườn non củ cải muối, ếch kho cari, dừa xiêm
- Bữa tối: Cần nước xào bao tử lợn, canh cá diêu hồng nấu rau ngót, thịt ba chỉ rán sả ớt, chè nhãn nhục hạt sen
Thực đơn 4
- Bữa sáng: Miến gà, trà sữa trân châu
- Bữa trưa: Bông cải xào nấm và cà rốt, canh cải bó xôi giò sống, đậu phụ non sốt thịt bò bằm, dưa lê
- Bữa tối: Rau muống luộc chấm kho quẹt, canh bí đỏ óc heo, cá lóc kho mặn, nước ép cà chua
Thực đơn 5
- Bữa sáng: Bún chả lụa rau sống, nước chanh dây
- Bữa trưa: Bông bí xào dầu hào, canh khoai mỡ nấu tôm, cá thu kho trà xanh, măng cụt
- Bữa tối: Su hào xào nấm đông cô, canh chua cá basa, chả lụa kho tiêu hạt, thanh long
Thực đơn 6
- Bữa sáng: Bánh mì cá hộp sốt cà chua, nước ép dứa
- Bữa trưa: Bò lá lốt cuốn bánh tráng rau sống, nước ép dứa
- Bữa tối: Ngó sen xào tôm, canh rong biển sườn non, mực rán nước mắm, quýt đường
Thực đơn 7
- Bữa sáng: Hoành thánh, soda chanh đường
- Bữa trưa: Cháo cá lóc rau đắng, sâm bổ lượng
- Bữa tối: Thịt bê xào hành tây, canh khế nấu cá cơm, gan nướng riềng mẻ, sầu riêng
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh
Cân nặng của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các bữa ăn của người mẹ. Bên cạnh đó, vào mỗi giai đoạn, thai nhi có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, mẹ bầu ăn nhiều chưa hẳn là tốt, mà phải ăn đúng và đủ bé yêu mới khỏe mạnh và phát triển.
Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nêu trên, mẹ bầu cũng cần hết sức lưu ý tới những loại thức ăn có thể có nguy cơ sảy thai cao như:
- Cua: nên hạn chế ăn cua ở giai đoạn đầu mang thai do chúng khiến tử cung bị co thắt, xuất huyết trong. Trong cua còn có hàm lượng cholesterol khá cao, không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
- Dứa: trong dứa có chứa bromelain gay co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai.
- Nha đam: nước ép lô hội có thể dẫn đến xuất huyết vùng chậu, nguy cơ gây sảy thai trong 3 tháng đầu.
- Đu đủ: những trái đu đủ xanh hoặc ương chứa enzyme có thể gây nên các cơn co thắt tử cung dẫn tới sảy thai.
- Hạt vừng: hạt vừng nếu kết hợp với mật ong có thể khiến mẹ bầu sảy thai. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối thai kỳ, các mẹ có dùng hạt vừng đen để giúp sinh con được dễ dàng hơn.
- Thực phẩm sống: trứng sống, thịt tái, sushi, sashimi, thịt chưa nấu chín, rau mầm sống, rau quả chưa rửa kỹ,… thường có chứa một loại ký sinh trùng có tên tốp lấm gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
- Chùm ngây: mặc dù chùm ngây giàu vitamin, sắt và Mali nhưng một chất là Alpha – sitosterol cũng có mặt trong thành phần của chùm ngây gây co thắt tử cung dễ dẫn đến sảy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
- Sữa chưa tiệt trùng: vì trong sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có vi khuẩn Listeria không tốt cho thai phụ.
- Hải sản: những loại hải sản có hàm lượng thuỷ ngân cao bao gồm cá ngừ, cá kiếm, cá thu, cá kình,… có hại cho bà bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên thai phụ có thể ăn cá hồi, cá cơm, cá rô phi, tôm,… vì chúng chứa ít thuỷ ngân và an toàn cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra mẹ bầu không nên ăn hải sản tươi sống như gỏi cá, Súhibar, sashimi vì chúng chưa qua chế biến, có nhiều virus, vi khuẩn còn tồn tại gây hại cho bé và mẹ.
- Các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, đồ uống có cồn, thuốc lá,… bình thường đã không tốt cho sức khỏe, mẹ bầu 3 tháng càng không nên sử dụng vì rất dễ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi và nguy cơ sảy thai cao.
- Muối: bà bầu không nên ăn quá mặn do muối sẽ khiến tăng huyết áp, phù chi, tăng nhiễm độc thai kỳ và rủi ro tai biến khi sinh nở.
Tham khảo: vinmec.com, mediplus.vn, fitobimbi.vn
GENTIS – Trung tâm xét nghiệm ADN Quốc Tế 8/24 Nguyễn Đình Khơi, Tân Bình, TpHCM
- Xét nghiệm ADN huyết thống cha con, mẹ con, họ hàng nội ngoại,
- Giám định ADN làm giấy khai sinh, hành chính, dân sự, làm thẻ ADN, CMT sinh học bổ sung hồ sơ giấy tờ định cư nhập tịch
- Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
- Sàng lọc dị tật thai nhi – Xét nghiệm NIPT illumina Mỹ
- Xét nghiệm tan máu bẩm sinh Thalassemia
- Tầm soát ung thư cổ tử cung HPV
- Dịch vụ sản khoa: AZF PGTest Genratest NIPGTEST Thrombophilia Phân mảnh tinh trùng Di truyền trước mang thai
- Giải mã Gen và Huyết học – Miễn Dịch