Theo PGS.TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện phụ sản Trung ương, sau giao hợp ra máu hãy đi khám ngay, cho dù người bệnh có chảy máu 1 lần thì cũng cần phải làm các xét nghiệm kiểm tra vì tổn thương có thể tiến triển mà trong một thời gian dài không gây chảy máu lại. Nhiều chị em nhất là ở khu vực nông thôn không có điều kiện đi khám thường bỏ qua dấu hiệu này

Ung thư Cổ tử cung là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Điều đáng nói, đây là căn bệnh đang ngày càng gia tăng về số lượng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh cũng như các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

PGS.TS Vũ Bá Quyết cũng cho biết thêm, hầu hết các trường hợp mắc UT cổ tử cung là do người bệnh nhiễm virus HPV.  Như bạn đã  biết, người ta tìm ra có đến 99% nguyên nhân gây ung thư CTC là do HPV. HPV có hơn 100 tuýp nhưng người ta tìm thấy 14 tuýp có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này, trong đó, có 2 tuýp nguy cơ cao và độc nhất là tuýp 16 và tuýp 18.

Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu hoặc có những tổn thương về tiền ung thư thì thường không có hay có ít các triệu chứng đặc hiệu. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển nhanh và xâm lấn vào các tổ chức lân cận. Khi hiện tượng này xảy ra,các triệu chứng ung thư cổ tử cung bao gồm: Chảy máu âm đạo bất thường, trong đó chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu khi đã mãn kinh, chảy máu ngoài kỳ kinh, hoặc kỳ kinh kéo dài bất thường; Tiết dịch âm đạo bất thường: Dịch có thể lẫn máu, có màu vàng, xuất hiện giữa kỳ kinh hoặc sau mãn kinh; Đau khi giao hợp; Đau vùng chậu…

Trong các triệu chứng nói trên, dấu hiệu chảy máu là hiện tượng chủ yếu.

Để tầm soát ung thư cổ tử cung, người bệnh nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm các xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Phương pháp hiện đại hiện nay là ứng dụng kỹ thuật tìm virus HPV đánh giá nguy cơ ung thư. Đây là kỹ thuật được áp dụng tại Việt Nam. Tại Mỹ kỹ thuật này cũng chỉ mới áp dụng vào năm 2015. Rất nhiều người nhầm lẫn kỹ thuật này với Test PaP ( Test PaP là phương pháp truyền thống và được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa).

Vì test PaP chỉ đơn thuần  là phát hiện có ung thư hay không,trong khi kỹ thuật tìm virus HPV sẽ đánh giá có nguy cơ bị ung thư không. Bằng những kỹ thuật hiện đại hiện nay, người ta sẽ  tìm ra 14 tuýp HPV gây nguy cơ cao. Trong đó, xét nghiệm phát hiện 2 tuýp độc nhất là 16 và 18  dương tính thì người bệnh có nguy cơ cao bị ung thư và người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm soi cổ tử cung để đánh giá tình trạng bệnh và có biện pháp can thiệp sớm. Nếu xét nghiệm âm tính thì 3 năm mới xét nghiệm lại. Tương tự  12 tuýp nguy cơ cao còn lại nếu phát hiện âm tính thì 3 năm sau mới phải xét nghiệm lại, nếu cho kết quả dương tính thì bác sĩ sẽ phải tiếp tục theo dõi bệnh nhân . Bằng phương pháp này, bác sĩ dễ dàng nhận thấy giai đoạn tiền ung thư của bệnh nhân từ đó có những theo dõi cũng như can thiệp kịp thời…

PGS Quyết nhấn mạnh, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi, nếu được phát hiện sớm. Lời khuyên của bác sĩ với chị em phụ nữ là nên đi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế có uy tín về sản khoa. Khi có dấu hiệu bất thường như ra khí hư nhiều có mùi, sau giao hợp ra máu hãy đi khám ngay, cho dù  người bệnh có chảy máu 1 lần cũng cần phải làm các xét nghiệm kiểm tra vì tổn thương có thể tiến triển mà trong một thời gian dài không gây chảy máu lại. Bởi, nhiều chị em nhất là ở khu vực nông thôn không có điều kiện đi khám thường  bỏ qua dấu hiệu này. Vì vậy, nếu có thấy bất kể bất thường nào hãy đến ngay bác sĩ sản khoa để được tư vấn. Nếu không may phát hiện bị bệnh hãy tuần thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Riêng đối với những phụ nữ ở vùng kinh tế khó khăn như nông thôn, miền biển, miền núi theo tôi, chính quyền địa phương, hội phụ nữ ở địa phương đó cần quan tâm tổ chức khám sức khỏe sinh sản cho chị em định kỳ từ đó giúp phát hiện chẩn đoán sớm không chỉ là ung thư mà còn các bệnh phụ khoa khác.

Nguồn Suckhoedoisong.vn, bài năm 2017

Hiện nay, để sàng lọc ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả nhất cần sự phối hợp giữa hai phương pháp: E – Prep và HPV-ADN. GENTIS xin giới thiệu đến Qúy bác sĩ combo 2 xét nghiệm này.

  • Đối với xét nghiệm E-Prep mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của tế bào bất thường nào không. Kết quả E-Prep sẽ chỉ ra tế bào ở cổ tư cung có bị tổn thương không, tổn thương ở mức độ nào.
  • Đối với xét nghiệm HPV-ADN (GenHPV), mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của các chủng HPV hay không.

Do có những nhiệm vụ riêng, mà hai phương pháp này không thay thể nhau, chúng bổ trợ nhau giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng cá thể bệnh nhân.

Để nhận ưu đãi combo 2 xét nghiệm, mời Qúy bác sĩ liên hệ với GENTIS qua số: 0388.002.010

© Copyright 2024 - GENTIS – ADN, NIPT chuẩn Quốc tế Designed by Ci Digi Solutions