Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể kiểm soát lượng đường huyết và quản lý bệnh đái tháo đường thai kỳ, giúp bạn có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Lượng đường huyết cao nguy hiểm cho cả mẹ và em bé

Đái tháo đường thai kỳ tuy không có những biểu hiện bệnh cụ thể nhưng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con trong quá trình mang thai và sinh nở. Đái tháo đường thai kỳ là lượng đường (glucose) trong máu cao xảy ra trong giai đoạn mang thai. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra các biến chứng cho cả bà mẹ và con trong khi mang thai, chuyển dạ, sinh nở và sau khi sinh.

Mẹ Bầu Mắc đái Tháo đường Cần Kiểm Soát đường Huyết Thông Qua Chế độ ăn Hằng Ngày
Mẹ Bầu Mắc đái Tháo đường Cần Kiểm Soát đường Huyết Thông Qua Chế độ ăn Hằng Ngày

Nếu lượng đường huyết không được kiểm soát trong thời kỳ mang thai, thai nhi quá to, sản phụ có nguy cơ phải mổ lấy thai.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát có thể gây ra lượng đường trong máu thấp ở em bé sau khi sinh, dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Em bé cũng có nguy cơ bị vàng da (các vấn đề về gan) và thai chết lưu khi mẹ bị đái tháo đường thai kỳ.

Khi phát hiện bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết nhiều lần trong ngày. Nên kiểm tra vào những giờ cố định như buổi sáng trước khi ăn, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Kiểm soát lượng đường huyết qua chế độ ăn khi mắc đái tháo đường thai kỳ

Thức ăn có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể giúp kiểm soát đường huyết và quản lý bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Mẹ Bầu Mắc đái Tháo đường Cần Kiểm Soát đường Huyết Thông Qua Chế độ ăn Hằng Ngày

Thực phẩm bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng khác nhau, bao gồm carbohydrate, chất béo, chất xơ và protein. Những chất dinh dưỡng này ảnh hưởng đến cách glucose được tiêu hóa trong cơ thể chúng ta. Khi kiểm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ, điều quan trọng là phải biết những gì bạn ăn vào hàng ngày sẽ gây tăng đường huyết của bạn ở mức độ nào và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

Tránh nạp nhiều carbohydrate làm tăng đường huyết

Carbohydrate là chất làm tăng đường huyết, bạn cần chú ý đến tổng lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày. Carbohydrate có trong nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường. Bao gồm các loại ngũ cốc như bánh mì, mì ống, gạo, yến mạch và ngũ cốc; rau củ giàu tinh bột như khoai tây, đậu Hà Lan và ngô; các sản phẩm từ sữa như sữa và sữa chua; trái cây và nước ép trái cây; đồ ngọt như bánh quy, bánh ngọt, kẹo và nước ngọt.

Nên ăn nhiều chất xơ

Chất xơ cũng là một loại carbohydrate. Tuy nhiên, phần lớn chất xơ chúng ta ăn vào không được tiêu hóa hết. Điều này có nghĩa là thực phẩm chứa nhiều chất xơ không làm tăng đường huyết nhiều như các loại carbohydrate khác, đây là một lựa chọn lành mạnh. Tất cả ngũ cốc, trái cây tươi, rau và đậu đều là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe và đường huyết của bạn.

Để giảm lượng đường trong máu có cần kiêng chất béo?

Các loại chất béo bạn ăn có thể tạo ra sự khác biệt trong sức khỏe của bạn:

  • Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa kém lành mạnh hơn và nên được tiêu thụ ít hơn. Chất béo bão hòa có trong nhiều sản phẩm động vật, chẳng hạn như thịt, sữa và bơ, cũng như các món tráng miệng như bánh quy, bánh ngọt, kem,…
  • Chất béo không bão hòa là chất béo lành mạnh hơn và nên được đưa vào chế độ ăn uống của bạn một cách điều độ. Chất béo không bão hòa có trong dầu thực vật và thực vật như dầu ô liu, bơ, dầu hạt cải, cá, quả hạch…

Kết hợp chất đạm (protein) trong bữa ăn hàng ngày

Protein có xu hướng được tiêu hóa chậm hơn so với carbohydrate, vì vậy kết hợp một bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ có carbohydrate với protein có thể giúp ngăn ngừa lượng đường huyết tăng quá nhanh.

Chọn các nguồn protein nạc từ động vật và protein từ thực vật, chẳng hạn như thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc bò, thăn lợn, cá, các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại đậu, quả hạch và hạt. Hạn chế hoặc loại bỏ thịt đỏ, chọn các nguồn protein từ thực vật là một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể.

Người Bệnh đái Tháo đường Thai Kỳ Nên Tuân Thủ Chế độ ăn đã được Khuyến Cáo để Cân Bằng đường Huyết.
Người Bệnh đái Tháo đường Thai Kỳ Nên Tuân Thủ Chế độ ăn đã được Khuyến Cáo để Cân Bằng đường Huyết.

Lập kế hoạch ăn uống lành mạnh

Thực hiện chế độ ăn cân bằng và linh hoạt giúp bạn tạo ra một hình thức ăn uống lành mạnh và bền vững cho cuộc sống. Kế hoạch ăn uống này khuyến nghị: ăn nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc (ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến), các sản phẩm từ sữa tách béo hoặc ít béo, protein nạc (cá, thịt gia cầm bỏ da), đậu và các loại hạt. Nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt lợn, các sản phẩm từ sữa nguyên chất và các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa và dầu cọ. Kiêng hẳn hoặc hạn chế tối đa đồ ngọt như bánh kẹo và đồ uống có đường.

Khuyến nghị chọn thực phẩm ít natri, chất béo bão hòa và chuyển hóa. Nên lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ, protein, kali, canxi và magiê.

Phương pháp đĩa cho bệnh nhân đái tháo đường

Phương pháp đĩa cho bệnh đái tháo đường được khuyến cáo như một cách ăn uống linh hoạt, không gây căng thẳng mà không cần phải đếm, tính toán hoặc đo lường lượng thức ăn của bạn.

Với phương pháp đĩa đái tháo đường, hãy dùng nửa đĩa đựng đầy các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như rau lá xanh, cà tím, bí, bông cải xanh, các loại trái cây,… 1/4 đĩa bằng các loại thực phẩm giàu protein như thịt bò nạc, thịt gia cầm, cá, trứng hoặc các loại đậu. Có thể thêm protein từ sữa và các sản phẩm sữa như sữa chua, phomai. 1/4 đĩa thức ăn còn lại là các thực phẩm chứa carbohydrate hoặc tinh bột, chẳng hạn như cơm, bún, bánh mì, mì ống, khoai tây,…

Hướng Dẫn Phương Pháp đĩa Thức ăn Cho Người Bệnh đái Tháo đường Thai Kỳ.‎
Hướng Dẫn Phương Pháp đĩa Thức ăn Cho Người Bệnh đái Tháo đường Thai Kỳ.‎

Một số thay đổi làm giảm đường huyết

Tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng trong suốt thai kỳ không chỉ có lợi cho thai kỳ và thai nhi mà còn có thể giúp ích cho người mẹ trong giai đoạn sau sinh.

Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng được quản lý thông qua hoạt động thể chất phù hợp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục khi mang thai có thể làm giảm lượng đường trong bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đi bộ thường là một hình thức hoạt động thể chất an toàn cho người mang thai.

Mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ cần đi khám thai đúng lịch hẹn. Nếu bạn được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ, hãy nhớ uống thuốc theo đúng chỉ định và báo cáo bất kỳ tác dụng phụ nào, chẳng hạn như lượng đường trong máu thấp hoặc bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.


Thiên Châu suckhoevadoisong.vn
(Theo CDC Hoa Kỳ, Healthline.com  

© Copyright 2024 - GENTIS – ADN, NIPT chuẩn Quốc tế Designed by Ci Digi Solutions